Bổ sung 9 trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc ngay trước lễ
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnHoàn cảnh thương tâm của người mẹ đơn thân
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!
Nguyễn Thùy Linh đòi nợ thành công tay vợt Indonesia ở giải Thụy Sĩ mở rộng
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Ngày 17.3, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành Quyết định số 447/QĐ-UBND về việc quy định số lượng nhân viên y tế ấp, khóm. Theo quyết định, mỗi ấp, khóm sẽ có 2 nhân viên y tế, góp phần tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cơ sở.Theo thống kê, toàn tỉnh Cà Mau hiện có 744 ấp và 139 khóm, đồng nghĩa với việc sẽ có tổng cộng 1.766 nhân viên y tế cộng đồng được bố trí để thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, đồng thời phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh và hỗ trợ thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo chỉ đạo của ngành y tế.Việc triển khai lực lượng nhân viên y tế tại ấp, khóm sẽ giúp nâng cao chất lượng y tế cơ sở, giảm tải áp lực cho tuyến trên và đảm bảo người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách thuận tiện hơn. Quyết định số 447 có hiệu lực từ ngày 13.3.2025, thay thế Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 28.10.2024.Chính quyền địa phương kỳ vọng với sự kiện toàn lực lượng nhân viên y tế tại cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh sẽ được nâng cao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Đà Nẵng: Xử lý người đăng clip đánh nữ sinh chưa đúng sự thật
Sáng sớm 5.1, đỉnh Fansipan lại một lần nữa xuất hiện băng giá, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp diễn ra hiện tượng này.Theo một nhân viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, sự xuất hiện của băng kéo dài suốt nhiều ngày liên tục trên đỉnh Fansipan là điều khá hiếm. Nhiệt độ tại khu vực trong ngày dao động từ 0 đến 8 độ C, không khí lạnh nhưng không làm giảm sức hấp dẫn của Fansipan đối với du khách.Mặc dù ban ngày nhiệt độ có tăng nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 0 độ C. Cùng với ánh nắng, cảnh vật tại đây càng trở nên long lanh. Du khách tham quan Fansipan mùa này dễ dàng bắt gặp những biển mây trắng bồng bềnh phủ kín thung lũng. Đây là hiện tượng khá phổ biến tại Fansipan trong mùa đông, kéo dài đến hết tháng 4.Đỉnh Fansipan với độ cao 3.147 mét, thường là nơi đón tuyết đầu tiên tại Việt Nam. Những năm qua, có những dịp tuyết rơi dày, bao phủ cả đỉnh núi và quần thể tâm linh Fansipan trong một lớp tuyết trắng tinh khôi, mang đến một vẻ đẹp siêu tưởng, hút hồn du khách từ khắp nơi.Cảnh tượng này không chỉ ghi dấu ấn, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhiếp ảnh gia và du khách ưa thích khám phá.